Close

 

Dịch vụ thanh toán HSBCnet mới: Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Chúng tôi đang thiết kế lại dịch vụ thanh toán HSBCnet để mang đến cho bạn trải nghiệm về việc tạo thanh toán một cách dễ dàng và hợp lý hơn. Phần Câu hỏi thường gặp sau sẽ giúp bạn nắm được những thay đổi chính trong các màn hình mới của HSBCnet và hỗ trợ bạn trong quá trình tạo khoản thanh toán.

1. Có những thay đổi nào với trường ‘Tài khoản ghi nợ’?

Trên màn hình mới, trường “Tài khoản ghi nợ” sẽ được gọi là “Thanh toán từ” và cho phép bạn thay đổi tài khoản ghi nợ trong quá trình tạo thanh toán.

Trường danh sách mới này hiển thị nhiều thông tin hơn trước, bao gồm: số dư, đơn vị tiền tệ của tài khoản, quốc gia và tổ chức.

Bạn có thể thấy tất cả tài khoản mà bạn có quyền xem trên HSBCnet. Khi tìm kiếm một tài khoản cụ thể, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị khi bạn nhập tên tài khoản.

Khi thực hiện một thanh toán ACH, bạn chỉ có thể chọn một tài khoản ghi nợ từ cùng quốc gia với tài khoản bạn đã chọn khi tạo khoản thanh toán.


2. Có những thay đổi nào với trường Số tài khoản của người thụ hưởng và IBAN?


Bây giờ, bạn có thể thêm chi tiết về Người thụ hưởng vào mục “Thanh toán cho” trên màn hình cập nhật. Tên trường và quy tắc xác thực đã được cập nhật:

Tên trường HSBCnet hiện tại
Tên trường HSBCnet mới
Số tài khoản của người thụ hưởng hoặc IBAN
Số tài khoản
Số tài khoản của người thụ hưởng

Đối với các khoản thanh toán buộc phải có IBAN của người thụ hưởng:
Màn hình mới không có hộp kiểm “Yêu cầu xác thực IBAN”. HSBCnet sẽ tự động xác thực số IBAN bạn cung cấp. Nếu số IBAN không hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi và không thể tiếp tục thanh toán.

Xin lưu ý rằng bạn phải cung cấp số IBAN của người thụ hưởng đối với các khoản Thanh toán ưu tiên bằng đồng EURO tới người thụ hưởng ở Vương quốc Anh. IBAN cũng được sử dụng cho các khoản thanh toán tới người thụ hưởng ở Brazil, Chile, Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và Liên minh châu Âu (EU).

Đối với các khoản thanh toán buộc phải có số tài khoản của người thụ hưởng:
Số tài khoản của người thụ hưởng là thông tin bắt buộc trừ khi mã ‘CHQB’ được sử dụng trong trường “Mã chỉ dẫn”. Điều này là nhằm tuân thủ các yêu cầu về thanh toán quốc tế. Nếu bạn sử dụng các mẫu có tài khoản người thụ hưởng trống, bạn sẽ có các lựa chọn sau:

  • Nhập thông tin tài khoản thụ hưởng (hoặc mã định danh) trước khi gửi thanh toán
  • Chỉnh sửa mẫu hiện có và cập nhật chi tiết tài khoản thụ hưởng (hoặc mã định danh).

Những quy tắc xác thực này cũng áp dụng với mọi số tài khoản ngân hàng trung gian.


3. Trường ‘Phí’ có được cập nhật không và nó có ảnh hưởng đến các mẫu không?

Trường “Phí” hiện là một danh sách thả xuống với 3 lựa chọn: “Người gửi thanh toán”, “Người thụ hưởng thanh toán” và “chia sẻ”. Cài đặt mặc định cho trường này là “Chia sẻ”.

Lựa chọn này không áp dụng được trong các trường hợp khi có một khoản phí được áp dụng tự động (do quy định, v.v.). Ví dụ: Đối với các khoản thanh toán đến hoặc từ Khu vực kinh tế châu Âu thì “Đồng trả” là lựa chọn duy nhất có thể sử dụng. Điều này phù hợp với quy định về Chỉ thị Dịch vụ Thanh toán châu Âu (còn được gọi là “PSD2”). 

Nếu mẫu chung của bạn bao gồm một lựa chọn tính phí khác thì khi bạn tạo một khoản thanh toán, chúng tôi sẽ tự động cập nhật nó thành “Chia sẻ”. Nếu đang sử dụng mẫu hạn chế thì bạn sẽ cần cập nhật thủ công trường “Phí”.


4. Làm thế nào để chỉ định ngày thanh toán chính xác (ngày xử lý) cho thanh toán của tôi trên màn hình mới?


Bây giờ, bạn sẽ có 3 lựa chọn khi chọn ngày thanh toán cho khoản thanh toán của mình:

  1. Sớm nhất có thể: hệ thống thanh toán sẽ chọn ngày thanh toán sớm nhất có thể (xét đến thời điểm ngừng giao dịch trong ngày của ngân hàng và chu kỳ xử lý ở địa phương). Nếu bạn không chọn tùy chọn nào thì mục này sẽ được sử dụng làm mặc định.
  2. Vào một ngày cụ thể: chỉ định ngày bằng cách nhập thủ công hoặc chọn từ lịch.
  3. Định kỳ: chỉ định các khoảng thời gian định kỳ mà bạn muốn xử lý khoản thanh toán.

Khi bạn chọn một ngày thanh toán cụ thể, ngày đó phải:

  • Không được trước hôm nay
  • Không được muộn hơn thời điểm ngừng giao dịch trong ngày hôm nay
  • Không được quá 45 ngày trong tương lai
  • Phải là một ngày làm việc của ngân hàng đối với cả địa điểm của tài khoản ghi nợ và loại tiền tệ


5. Có thay đổi nào với tham chiếu thanh toán của tôi không?

Tên trường và quy tắc xác thực đã được cập nhật:

Tên trường HSBCnet hiện tại
Tên trường HSBCnet mới
Tham chiếu cho tài khoản của bạn
Mã tham chiếu của bạn

Trường này hỗ trợ bộ ký tự SWIFT. Nếu bạn không đưa ra tham chiếu, IRN thanh toán (Mã số tham chiếu chỉ dẫn) sẽ được điền tự động.

Đối với tài khoản của Hoa Kỳ (ghi nợ và/hoặc ghi có), trường này không được bắt đầu hoặc kết thúc bằng dấu gạch chéo “/” và không được chứa hai dấu gạch chéo liên tiếp “//”.


6. Tôi vẫn có thể chỉ định số tiền thanh toán bằng đơn vị tiền tệ tương đương chứ?


Có, bạn có thể chỉ định số tiền bằng hai tùy chọn: “Theo tiền tệ” và “Theotiền tệ tương đương”. Các tùy chọn như sau:

Đơn vị tiền tệ mặc định của bạn và 4 đơn vị tiền tệ mà bạn đã sử dụng gần đây nhất sẽ xuất hiện ở đầu danh sách thả xuống để bạn có thể nhanh chóng chọn được đơn vị tiền tệ mình cần.

Để tránh bị lỗi, bạn cần cập nhật các mẫu “Hạn chế” bằng cách xóa “số tiền tương đương” hoặc tạo một mẫu “Hạn chế” mới.


7. Có bất kỳ thay đổi nào đối với các trường “Thông tin dành cho người thụ hưởng” hoặc “Chỉ thị cho ngân hàng không”?

Có. Bạn có thể tiếp tục nhập văn bản tự do vào các trường này nếu cần, nhưng nếu bạn muốn nhập một từ mã vào một trong các trường này, trước tiên bạn phải nhập một dấu gạch chéo “/” để có thể chọn một từ mã.


8. Tại sao tôi không thể chọn Mã thiết lập thanh toán ACH?


Tùy thuộc vào ngày bạn chọn cho khoản thanh toán, bạn sẽ chỉ thấy được các mã ‘Thiết lập thanh toán’ có sẵn cho ngày thanh toán đó.


9. Có những thay đổi nào đối với thanh toán Eurozone-SEPA?


Bạn sẽ nhìn thấy những thay đổi như sau:

  • Mở rộng giới hạn ký tự cho các trường Tên và Địa chỉ người thụ hưởng:
    Màn hình thanh toán mới của HSBCnet sẽ chấp nhận tối đa 70 ký tự trong trường Tên người thụ hưởng và 140 ký tự trong trường Địa chỉ người thụ hưởng.

  • Xác nhận IBAN thụ hưởng và BIC của Ngân hàng thụ hưởng:
    Giới thiệu cách xác nhận mới để đảm bảo IBAN thụ hưởng và BIC của Ngân hàng thụ hưởng chỉ đến từ quốc gia có hỗ trợ SEPA.

  • Số tiền cho phép tối đa tương ứng với hệ thống thanh toán bù trừ SEPA:
    Các khoản thanh toán được khởi tạo trên màn hình trong HSBCnet hoặc qua những chỉ thị Phe duyệt ở cấp chỉ thị (ILA) sẽ là


10. Chỉ thị định kỳ, thanh toán đề lùi ngày và thanh toán chờ xử lý của tôi sẽ như thế nào khi có thay đổi này?


Chỉ thị định kỳ và các khoản thanh toán đề lùi ngày mà bạn hiện có sẽ tiếp tục được xử lý vào các ngày tương ứng.

Nội dung trong các mẫu thanh toán của bạn sẽ vẫn giữ nguyên và mẫu tự động cập nhật lên màn hình mới.

 

Back to top | Close